Kỹ thuật trồng và chăm sóc bí xanh

I, KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BÍ XANH
1, Thời vụ trồng:
-   Miền bắc: Trồng quanh năm(trừ những tháng lạnh quá:T11-T1)
-   Miền Nam: Trồng quanh năm
(Thời vụ thích hợp nhất cho cây bí xanh là T2, đến T9, vụ đông nên trồng trước 20/09 âm lịch).

2,  Chọn đất và chuẩn bị đất trồng:
-    Giống bí xanh rất rễ trồng ở nhiều loại đất khác nhau(trừ những vùng có nhiều cát già và hay bị úng lụt), không nên trồng nhiều vụ liên tiếp, nên luân canh với cây trồng khác họ bầu bí sẽ cho kết quả tốt hơn.
-   Đất phải thoát nước tốt, chủ động tưới tiêu( cây bí xanh ưa ẩm nhưng khả năng chụi úng rất kém). Trước khi trồng phải cầy bừa dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật. Có sử lý đất trước khi trồng là tốt nhất.
*   Làm luống:
1,  Để bò trên mặt luống (không làm giàn):
-    Luống cao 25 – 30cm, rãnh rộng 30 – 40cm, luống đơn : 2,5m/luống,luống đôi  rộng 5 – 5,5m, Tên bố trí luống theo hường Đông tây để nhận được nhiều ánh sáng., mật độ cây 360 – 380 cây/sào  Bắc Bộ.
2,  Làm giàn: Có ba loại giàn phổ biến: +Giàn gọng vó
+ Giàn bán nguyệt
+ Giàn cột chống đỡ
·         Giàn gọng vó có 2 loại kiểu trồng:
+ Trồng lấy 1 trái: Khoảng cách cây cách cây25cm, luống cách luống 1,4m(trồng 1 hàng).
+ Trồng lấy 2-3 trái Cây  cách cây 60cm, hàng cách hàng 60cm, trồng 2 hàng(850 – 900 cây/1sào Bắc Bộ)
·         Giàn bán nguyệt: Cây cách cây 30cm, dùng khung dây bằng tre , có thể bằng nứa, cột chính có thể bằng sắt.
·         Giàn có cột chống đỡ: Cây cách cây 60cm, hàng cách hàng 1,4m.Trồng như này có thể tiết kiệm số cây, nhưng quả không đều, năng suất khá. Cột có thể bằng tre nưa, xi măng, cao 2m.

3, Ngâm ủ và gieo hạt:
-   Lượng hạt cho 1 sào Bắc Bộ là 40 – 45gr.
-   Ngâm ủ: Ngâm trong nước sạch 4- 6h, sau đó vớt ra rửa sạch nhớt, dùng khăn ẩm sạch ủ lại, luôn giữ ở nhiệt độ 28 -34oC, Sau 36 -54h hạt sẽ nảy mầm và đem gieo.Nên gieo bằng bầu, bầu làm bằng túi nilon có đục lỗ cho thoát nước, kích cỡ bầu 7*9 cm. Hỗn hợp đất trộn theo tỷ lệ 3:1, Đất tơi sốp, sạch bệnh, phân chuồng hoai mục và tro chấu.
*   Loại bỏ cây yếu, bệnh, cần gieo dự phòng 15% đểtrồng dặm.
Phòng bệnh lở cổ rễ,chết rạp, thán thư khi cây còn non.
Khi cây được 7 – 10 ngày đem ra trồng( cây 2 lá thật)
Trước khi trồng 3 – 5ngày ta làm đất và lên luống.

4,  Phân Bón cho một sào 360m2:
A,  Lượng phân:
-    Phân chuồng:300 – 500kg
-    Đạm Urê: 8 – 10kg
-    Lân: 20 – 25kg
-    Kaly:6 – 8kg
B,  Cách bón:
-    Bón lót: Phân chuồng+ lân+urê
-    Bón thúc lần 1:Khi trồng sau 7-10ngày:Đạm:2kg, Kaly:2kg, bón cách gốc 5 -10cm
-   Bón thúc lần 2:Sau khi trồng 25 -30 ngày, bón cách gốc10 -15cm., kết hợp với cắm dóc, khi cây bắt đù leo dóc là cây đã được 80 -90cm
-   Bón thúc lần 3:Khi cây được 45 ngày, cần làm sạch cỏ và tưới nước đầy đủ.

5, Tưới nước:
-  Cây bí xanh rất cần nước trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển mới cho năng suất cao, vì vậy cần tưới định kỳ và tưới đậm.2-3 ngày tưới 1 lần, tưới đậm 5 7 ngày, cần lấy nước 2/3 rãnh, dể  trong 2-4 h rồi rút nước cạn, tránh thừa nước và thiếu nước trong suốt quá trình ST&PT, mới cho năng suất cao.

6, Hái quả:
-  Tùy theo giàn hoặc mức độ sử dụng mà cây bí nên lấy từ 1 -3 quả, chọn những quả thụ phấn sau 5 -7 ngày, phát triển cân đối, cuống to dài, ít tỳ vết, lông phủ dày kín, ngắt bỏ những quả cong vẹo, sâu cắn….
*  Chú ý: Nếu để bò phải định hướng cho dây, dùng ghim tre hoặc đất nhỏđặt ở vị trí đốt thân vuông góc với luống bí.
Trong suốt quá  trình chăm sóc không nên để cây tốt quá hoặc thiếu dinh dưỡng, điều chỉnh phân cho hợp lý, không để dập dây , đủ nước, sạch cỏ dại.
 
II, PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
- Sâu xám, sâu xanh thường xuất hiện lúc cây non,cắn ngọn cây làm cây chết, dùng furadan, Basudin bón  vào đất 1kg/sào lúc làm đất lên luống.
- Sâu vẽ bùa, bọ phấn, bọ tím xuất hiện trong suốt quá trình phát triển của cây dưa cần phát triển và phòng trừ, dùng Trebon, Confaidor, Admire, Supracid.
- Bệnh mốc sương dùng Ridomil, Than-M, Rampart.
- Bệnh chết cây:Rampart, Ridomil, Rovarl, Nomidew.
- Bệnh phấn trắng dùng:Aliele, Than-M, Rampart,Dacomil,Bayletton 2% phun phòng.
- Và có thể phun dùng thêm chế phẩm phân bón qua lá kích đậu quả cho cây sinh trưởng khỏe, đậu quả tốt.
* Chú ý:
Khi dùng thuốc BVTV  tuân thủ theo 4 đúng: Đúng thuốc, đúng thời kỳ, nồng độ đúng, phun đúng cách mới đạt hiệu quả cao.
 
 

Bài viết liên quan

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam Vinh

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam V2

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối nuôi cấy mô

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng xiêm xoài

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái Lan

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây táo Đài Loan

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây na dai

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quýt

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi da xanh

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi diễn