KỸ THUẬT TRỒNG DƯA HẤU CHO NĂNG SUẤT CAO

Dưa hấu là loại quả được nhiều người ưa chuộng bởi sự ngon ngọt và thanh mát. Cây dưa hấu thích hợp với kiêukhí hậu ấm áp nên được trồng chủ yếu trong mùa nắng. Tuy nhiên, do nhu cầu của thị trường về loại trái cây này khá lớn, nên hiện nay dưa hấu được trồng quanh năm. Và để có cây dưa hấu cho quả to, ngon ngọt và đẹp mắt, nông dân cần chú ý áp dụng đúng quy trình sản xuất như sau.
 

1. Chuẩn bị đất trồng:
Đất trồng dưa hấu cần có tầng canh tác dày khoảng 30-50cm, tơi xốp, không nhiễm phèn, nhiễm mặn, dễ thoát nước. Dưa hấu được trồng chủ yếu trên đất ruộng hoặc đất gò, song phải đảm bảo đủ nước tưới vào mùa nắng.
- Xử lý đất: Tiến hành trước khi lên liếp 5 - 7 ngày. Rải vội bột đều mặt ruộng với liều lượng khoảng 50 - 80kg/1000m2.
- Lên liếp trồng: Có thể trồng liếp đơn hoặc liếp đôi, nhưng chủ yếu vẫn là liếp đôi.
+ Trồng dưa vụ tết, cần trái lớn nên làm liếp rộng, khoảng cách giữa 2 tim mương là 6 - 7m, bề rộng liếp 1m, cao 30 - 40cm.
+ Mùa mưa thường trồng các loại dưa F1 có phẩm chất tốt, nhưng trái nhỏ. Do đó, để tăng năng suất nên làm liếp có khoảng cách giữa 2 tim mương là 4 - 4,5m, bề rộng liếp 80 - 90cm, cao 30 - 40cm.
Mặt liếp được làm bằng phẳng, tránh lồi lõm giúp rễ phát triển lan rộng. Ở giữa liếp hơi cao hơn hai bên mép để tiện cho việc tưới nước.


- Bón lót: Bón 1 - 2 tấn phân chuồng đã ủ VD TRICHODERMA (hoặc 80 - 100kg phân hữu cơ vi sinh) cho 1000m2. Sau đó trộn đều 30kg NPK 20.20.15 và 2kg VD ĐỒNG TIỀN VÀNG rải đều mặt liếp.
- Đậy màng phủ: Tưới đẫm nước trước khi phủ màng. Khi phủ phải kéo căng màng, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách lấp đất xung quanh để tránh gió tốc. Sau đó, tiến hành đục lỗ trồng với khoảng cách 35 – 40cm.
- Xom lỗ mặt đất và xử lý mầm bệnh: Dùng chày tỉa xom xuống lỗ vừa đục, chày có đường kính rộng 7 - 8cm. Độ sâu tùy cách gieo hột:
+ Gieo thẳng: Xom lỗ cạn 2 - 3cm và đầu chày cùi (ít nhọn).
+ Đặt cây con: Xom lỗ sâu 5 - 7cm và đầu chày nhọn.
Phun thuốc trừ nấm bệnh như VD ĐỒNG ĐỎ (20ml/10lít nước) hoặc VALIDACIN (20ml/10lít nước) vào lỗ trước khi đặt cây con.


2. Trồng cây:
Rải một ít đất mịn hoặc trấu mục vào trong lỗ. Tưới nước rồi gieo hạt hoặc đặt cây con (7 - 10 ngày tuổi, vừa lú lá nhám). Sau đó, rải BASUDIN hay REGENT xung quanh gốc (2kg/1.000m2) nhằm diệt mối, kiến, sùng đất.

3. Chăm sóc sau khi trồng:
a. Tưới nước:
- Giai đoạn mới trồng đến 2 tuần tuổi: Bộ rễ còn nhỏ, bám đất cạn nên dùng thùng vòi, thùng búp sen để tưới.
- Giai đoạn sau trồng 2 tuần trở đi: Bộ rễ phát triển đầy đủ nên tiến hành tưới thấm, bơm nước vào rãnh, khoảng 2 - 4 ngày/lần.
+ Trên nền đất cát, bơm nước vào rãnh ngập ngang đỉnh liếp, sau đó để nước thấm từ từ vào trong liếp.
+ Trên đất thịt (thịt pha sét) bơm nước tới đỉnh liếp, cho nước thấm vào liếp chừng 20-30 phút, sau đó tháo dỡ màng phủ lên để theo dõi độ ẩm đất rồi xả nước ra, giữ mực nước trong rãnh cách mặt liếp 30cm.


b. Bón phân (tính trên 1000m2):
- Sau khi gieo 7 - 10 ngày: Dùng 1kg VD XÔ DÙ XANH + 0,5kg VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN + 200g VD URÊ ĐEN hòa nước chích gốc, tưới 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày. Đồng thời, phun qua lá VD SUPER NUTRI (20g/20 lít nước) + VD AMINO PLUS (20ml/20 lít nước) + VD VI LƯỢNG VÌ DÂN (20g/20 lít nước) giúp dưa kéo đọt nhanh, dưỡng dây mập.
- Sau gieo 18 - 20 ngày: Dùng 20kg NPK 20.20.15 + 2kg VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN, rải phía dây dưa bò. Vén màng phủ từ bìa liếp đến cách gốc 20cm, tưới nước và đậy màng phủ lại.
- Khoảng 20 - 25 ngày sau khi gieo: Dùng 1kg VD XÔ DÙ XANH + 0,5kg VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN + 300g LÂN 86 hòa nước chích gốc hoặc xả rãnh giúp tạo mầm hoa nhiều, hoa mập đẹp.
- Trước khi ra hoa và sau khi úp nụ: Dùng 20ml VD BO + 20g VD KALI ĐEN pha 20 lít nước, phun ướt đều mặt lá giúp nụ hoa khỏe, cuống dai chắc và nhiều lông.


- Sau gieo 35 - 40 ngày, bón thúc giúp cây sinh trưởng mạnh, trái lớn nhanh:
+ Rải gốc: Dùng 20kg NPK 20.20.15 + 2kg VD ĐỒNG TIỀN VÀNG, rải phía không có dây dưa bò, tưới ẩm nước rồi đậy màng phủ.
+ Tưới gốc: Dùng 2kg VD XÔ DÙ XANH + 1kg VD ĐỒNG TIỀN VÀNG, tưới định kỳ 5 - 7 ngày/lần.
+ Phun qua lá: Dùng 20ml VD AMINO PLUS + 20ml VD SIÊU LỚN TRÁI DƯA HẤU pha 20 lít nước, phun định kỳ 5 - 7 ngày/lần.
- Trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày: Dùng 20g VD FULVIC PLUS + 20g  VD KALI ĐEN pha 20 lít nước phun ướt đều mặt lá và trái, giúp trái đỏ, ngọt, nặng ký, vỏ trái đẹp.


c. Sửa dây, tỉa nhánh:
Khi cây được 3 - 4 lá thật, tiến hành bấm ngọn lần đầu. Nhánh ra dài 5 - 7cm, nên tỉa nhánh, để khoảng 2 - 3 nhánh khỏe/cây. Tỉa bỏ tất cả các dây chèo, dây bơi ra sau để tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Dùng que tre ghim các nhánh dưa theo một hướng nhất định, giúp dây dưa vuông góc với luống dưa. Có thể ngắt ngọn khi trái đạt chu vi khoảng 2 gang tay.

d. Thụ phấn bổ sung (úp nụ):
Tiến hành khi cây ra hoa rộ, vào 7 - 9 giờ sáng.
Chọn hoa đực tốt úp vào nướm nhụy của hoa cái (tiến hành sau khi gieo hạt 35 - 40 ngày), thời gian úp nụ càng ngắn càng tốt, giúp các trái có cùng độ lớn, ruộng dưa đồng đều dễ chăm sóc.


e. Tuyển trái:
Để có trái to chỉ nên để 1 trái/dây. Việc tuyển trái tiến hành khoảng 40 - 45 ngày sau khi gieo hạt.
Khi trái lớn bằng trái chanh, nhà vườn chọn trái thứ ba trên dây chính, (vị trí lá thứ 14 – 20). Nếu dây dưa sung nên chọn trái ở vị trí 20 - 24 sẽ cho trái tốt hơn. Nếu trên dây chính không tuyển trái được thì chọn trái thứ hai trên dây nhánh (vị trí lá 8 – 14).
Chọn trái đầy đặn, cuống to, dài, có nhiều lông tơ thẳng, không sâu bệnh... Đồng thời, tỉa bỏ tất cả các trái ra sau, dùng cọng lá dừa làm dấu.

f. Lót rơm kê trái:
Khi trái lớn bằng trái cam: Sửa cho trái đứng, giúp trái phát triển đồng đều. Lót kê trái làm hạn chế thối đít trái và giúp trái phát triển thuận lợi. Trong quá trình phát triển trái, thỉnh thoảng trở trái, giúp trái tròn đẹp và màu vỏ trái xanh đều.


4. Thu hoạch
Khoảng 60-70 ngày sau khi trồng, dưa hấu đạt độ chín khoảng 80-90%, tiến hành thu hoạch.
Cần ngưng nước 4 - 5 ngày trước khi thu hoạch, giúp dưa ngon ngọt, bảo quản được lâu, ít bể trái khi vận chuyển.
Ngưng tưới phân và phun thuốc 10 ngày trước thu hoạch, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng
 

Bài viết liên quan

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc bí xanh

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam Vinh

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam V2

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối nuôi cấy mô

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng xiêm xoài

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái Lan

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây táo Đài Loan

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây na dai

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quýt

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi da xanh