Khắc phục hiện tượng nứt quả trên cây có múi

Tác hại của các loại sâu bệnh hại trên: làm giảm năng suất và chất lượng quả, gây rụng và nứt quả do giảm hiệu suất quang hợp của cây(giảm khả năng đồng hóa và tích lũy các chất dinh dưỡng về quả).

Giải pháp khắc phục:
+ Cắt tỉa, tạo tán thông thoáng, bón phân cân đối, tưới tiêu nước hợp lý đặc biệt tập trung vào trước các đợt lộc để kích thích cây ra lộc tập trung.
+ Để hạn chế nứt quả, rụng quả bà con nên Sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái với liều lượng như sau: Dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 12 lít nước phun đều lên tán lá, phun lướt dạng sương mù. Phun theo các thời kỳ phát triển sau:
. Phát triển lộc: Khi lộc non xuất hiện dài 1,5-2 cm dùng chế phẩm sinh học VST phun dạng sương mù.
. Thời kỳ đậu quả non, thời kỳ nuôi quả phun liều lượng như trên, định kỳ 15 ngày phun một lần giúp cây bưởi tăng đề kháng hạn chế nấm bệnh đặc biệt giảm rụng quả và nứt quả vào tháng 4-6 âm lịch.
Ngoài ra để phòng sâu hại chủ động bà con nên sử dụng các thuốc trừ sâu như: SHERPA 10 EC, TREBON 10 ND, KARATE 2,5 EC, CONFIDOR 100SL...phun trừ khoảng 2 lần/đợt lộc, các đợt cách nhau khoảng 7 ngày. Đối với các loại bệnh do nấm và vi khuẩn bà con cần sử dụng chế phẩm AKH SUPER, chế phẩm này không độc hại diệt nấm và vi khuẩn theo một cơ chế đặc biệt không giống như thuốc BVTV hóa học, đặc biệt khi sử dụng AKH SUPER thường xuyên định kỳ còn làm tăng hiệu suất quang hợp của cây do làm tăng khả năng hấp phụ ánh sáng của bộ lá giúp quả phát triển đều, cân đối, các tế bào vỏ quả bền vững hơn ngăn chặn ngay từ đầu khi nấm bệnh phát sinh phát triển trên bề mặt vỏ quả do đó sẽ làm giảm tới 70-80% hiện tượng nứt quả, bà con nên lưu ý bổ sung thêm vôi bột nếu đất bị chua.
+ Đối với sâu đục thân vào khoảng từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 6, thường xuyên kiểm tra bắt sâu trưởng thành xuất hiện trên vườn (các con xén tóc) để diệt và khi thấy sâu trưởng thành xuất hiện, sử dụng các thuốc trừ sâu như PADAN 95 SP, REGENT 800 WG, TANGO 800 WG, PATOX 95 SP,...để phun ướt thân cành, khoảng 7-10 ngày/lần để diệt sâu non trước khi đục vào thân cành. Nếu phát hiện các lỗ đục có mạt gỗ và phân sâu đùn ra dùng bơm kim tiêm bơm các dung dịch thuốc sâu nêu trên vào lỗ để diệt sâu.

Bà con cần lưu ý: Với điều kiện miền bắc các loại sâu bệnh thường phát sinh phát triển mạnh vào đầu tháng 4-6 âm lịch, những loại sâu bệnh thường gặp như: Sâu vẽ bùa gây hại thời kỳ phát triển lộc, sâu đục thân, bệnh loét và sẹo do nấm, đốm vàng lá, bệnh Greening(vàng lá gân xanh). Các loại bệnh trên xuất hiện dẫn đến sức đề kháng của cây bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực, khả năng vận chuyển dinh dưỡng của cây giảm sút từ đó gây mất cân bằng dinh dưỡng dẫn đến quả thường bị nứt từ dưới đáy quả trở nên, sau một thời gian quả bị rụng. Ngoài ra dinh dưỡng không đầy đủ và cân đối cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt quả, khi dinh dưỡng không đầy đủ và cân đối làm cho các tế bào vỏ quả nhanh già chết cộng thêm bị nấm bệnh tấn công làm cho các nhóm tế bào nhanh bị tách rời nhau ra trong khi đó phần thịt quả(tép bưởi) vẫn phát triển tạo ra một áp lực đủ lớn lên vỏ quả do đó bưởi bị nứt quả nhanh chóng, tỷ lệ nứt có thể nên tới 30%. Hiện tượng nứt quả thấy rõ nhất ở những vườn kém chăm sóc, thiếu Ca2+,tưới tiêu nước kém,…Để hạn chế hiện tượng nứt quả và rụng quả bà con cần tiến hành các biện pháp đồng bộ sau đây:

Thứ nhất: Cắt tỉa tạo tán thông thoáng, cành tăm, cành vượt cần loại bỏ(cành vô hiệu). Vào tháng 11-12 hàng năm cần quét vôi dưới gốc(80-100cm gốc).

Thứ hai: phòng bệnh chủ động đặc biệt là các bệnh do nấm gây ra.

Thứ ba: Bón phân cân đối các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu đa-trung-vi lượng. Nếu đất chua cần bổ sung vôi bột, tuy nhiên cần lưu ý không được bón quá nhiều vôi làm ảnh hưởng đến độ hòa tan của lân.

Thứ tư: Sử dụng các dòng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái để tưới gốc và phun qua lá để cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây vào những thời kỳ nhạy cảm như phát triển lộc, ra hoa đậu quả.

Thứ năm: Ngăn chặn tối đa các loại côn trùng trích hút vỏ quả(rầy chổng cánh, ruồi vàng) cho dù là vết trích nhỏ nhất. Các loại côn trùng trích hút vỏ quả thường là vecter truyền bệnh nấm, vi khuẩn, virus. Từ các vết trích các loại nấm bệnh nhanh chóng phát triển làm cho các tế bào vỏ quả bị tổn thương(bị vỡ, phá hủy). Do đó các tế bào vỏ quả này một khi bị nhiễm bệnh từ vết “trích” thì có tới 90% quả sẽ bị nứt từ vết trích hút của côn trùng. Vì vậy cần có biện pháp quản lý nhóm đối tượng côn trùng này. Cụ thể:
+ Sử dụng các bao túi để bao quả từ khi quả có kích thước đường kính 3-5cm.
+ Sử dụng bẫy bả sinh học để thu hút và diệt côn trùng trưởng thành:  bà con có thể Sử dụng ENTO-PRO150 SL (một chế phẩm dạng sinh học để phun lên cây để ruồi đến ăn và chết) hoặc mua VIZUBON D, RUVACON 90 L, DACUSFLY 100 SL,…để làm bẫy treo trong vườn ở độ cao 1,2-1,5 m để thu hút ruồi vào bẫy để diệt.

Thứ sáu: Tưới tiêu nước hợp lý kết hợp sử dụng chế phẩm AKH SUPER làm tăng cường độ bền vững của các nhóm tế bào vỏ quả, ngăn chặn nấm bệnh phát sinh phát triển ngay từ giai đoạn đầu.
Tóm lại để giải quyết triệt để hiện tượng nứt và rụng quả bà con cần áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác tiên tiến, tăng cường ứng dụng chế phẩm sinh học, vi sinh, sử dụng thuốc BVTV hợp lý theo nguyên tắc 4 đúng, có chọn lọc những loại thuốc ít độc hại, thân thiện với môi trường
 
 

Bài viết liên quan

  • Bệnh chổi rồng trên cây nhãn và những điều cần lưu ý

  • Bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi

  • BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỌ TRĨ HẠI SẦU RIÊNG

  • Cách giám định nhanh và xử lý bệnh vàng lá gân xanh trên cây bưởi da xanh

  • Cách phòng trị ruồi vàng hại bưởi

  • Kỹ thuật phòng trừ sâu đục cuống quả vải

  • PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN TRÊN CÂY HỌ CÀ VÀ HỌ BẦU BÍ

  • PHÒNG TRỪ BỆNH LOÉT TRÊN CÂY CÓ MÚI TRONG MÙA MƯA

  • PHÒNG TRỪ NHỆN HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

  • Phòng trừ sâu hại trên cây bưởi